Nguyễn Duy Hưng, viết theo lời kể của Phụ thân Nguyễn Tự Huy, năm 1973
Dưới triều Lê – Trịnh, năm 1760-1762, Lê Quý Đôn đi sứ Trung Quốc (Triều nhà Thanh). Trên đường về đoàn sứ giả lạc đường, thiếu nước ngọt để ăn và tắm rửa. Quân lính đào mãi mà giếng không thấy nguồn nước, đoàn tùy tùng khát khô họng... Bỗng thấy trên sườn núi có một ngôi miếu cổ, đoàn sứ thần đến gần thấy trước cửa Miếu đề nơi thờ cựu Sứ thần Tống Trân.
(Vào đời tiền Lý ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ có nhà họ Tống tên là Thiện Công dòng dõi thi thư, nghèo túng nhưng rất khoan hòa nhân đức, sinh được một trai khôi ngô, đặt tên là Tống Trân.Tống Trân lên 5 tuổi đi học, học một biết mười, thiên văn địa lý đều tinh thông. Năm 7 tuổi, Tống Trân vào kinh ứng thi, cả ba kỳ đều đỗ thủ khoa. Ba năm sau đỗ Trạng nguyên vua khen là “Quốc sĩ vô song, tướng tài quả nhị”, nghĩa là “Danh sĩ tướng tài trong nước chỉ có một mình Tống Trân không ai sánh được”.
vua sai Tống Trân đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài, sai bắt giam Tống Trân vào chùa Linh Long, trong chùa chỉ có tượng phật và nước lã. “ Có nước uống, ắt có cái ăn”, nghĩ vậy, Tống Trân bèn bẻ thử tay tượng thì quả nhiên tượng được đắp bằng chè lam. Bốn tháng sau, vua Tàu cho mở cửa chùa thì thấy Tống Trân vẫn sống đàng hoàng, nhưng tượng phật không còn. Vua phục tài, phong Tống Trân là “Phụ quốc, thượng tể đẩu Nam Tống đại vương”. Qua nhiều lần thử tài văn chương, võ nghệ, vua Tàu càng khâm phụ phong là “Lưỡng quốc trạng nguyên”.
Trong miếu 2 bên của bài vị có 2 vế một câu đối.
Trạng
|
Sứ
|
Nguyên
|
Sự
|
Tám
|
Mười
|
Tuổi
|
Đông
|
Thơm
|
Khét
|
Trời
|
đất
|
Việt
|
Ngô
|
Lê Quý Đôn thắp hương trước bài vị của Tống Trân khấn rằng:… Nay trên đường đi công vụ thiếu nước ăn, Ngài có linh thì xin cho đào giếng để lấy nước ngọt cho đoàn tùy tùng sử dụng. Tôi hậu thế xin tạ ơn Ngài và xin chữa 2 câu đối trên bàn thờ Ngài để tỏ long tôn kính.
Quả nhiên sau khi khấn xong, cho quân đào giếng nước ngọt tràn lên đầy ắp, mọi người trong đoàn rất phấn khởi. Lê Quý Đôn xin thực hiện lời hứa. Ông cho lính hầu cắt 2 chữ Việt và Ngô trong miếu thờ và lễ tạ. Câu đối được sửa thành:
Trạng
|
Sứ
|
Nguyên
|
Sự
|
Tám
|
Mười
|
Tuổi
|
Đông
|
Thơm
|
Khét
|
Trời
|
đất
|
Sau khi sửa xong, câu đối trong Miếu thờ trở lên cô đọng, xúc tích mà nghĩa của cả 2 vế ra và vế đối đều cao cả vô biên. Mọi người trong đoàn đều thán phục.
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2022
Nguyễn Duy Hưng